Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng quan tâm đến môi trường và an toàn sản phẩm, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là điều vô cùng quan trọng. RoHS 2.0 (Restriction of Hazardous Substances Directive) là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất về hạn chế các chất nguy hiểm trong sản phẩm điện và điện tử, nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Túi khí chèn hàng ATMET tự hào đạt được chứng nhận RoHS 2.0, khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc cung cấp những giải pháp đóng gói an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Hãy cùng SKY PAK khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng nhận RoHS 2.0 và tầm quan trọng của nó đối với sản phẩm túi khí chèn hàng ATMET.
Tiêu chuẩn an toàn Rohs
RoHS là gì?
RoHS, viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances (Sự hạn chế các chất độc hại), là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Mục tiêu chính của RoHS là bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử.
Các sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường Châu Âu bắt buộc phải tuân thủ bộ tiêu chuẩn này. RoHS giới hạn việc sử dụng các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), và một số chất khác có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Tiêu chuẩn RoHS luôn được cập nhật và bổ sung danh sách các chất cấm để đảm bảo các sản phẩm ngày càng an toàn hơn. Để một sản phẩm thỏa mãn tiêu chuẩn RoHS, tất cả các vật liệu và thành phần trong quá trình sản xuất phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt này. Việc tuân thủ RoHS không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là một cam kết về trách nhiệm đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo chỉ dẫn, có sáu chất độc hại mà ROHS quy định tuân thủ trong việc hạn chế sử dụng như sau:
- Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
- Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
- Cadmium (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
- Crom hóa trị 6 (Cr, Hexavalent Chromium): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
- Polybrominated Biphenyls (PBBs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
- Polybrominated Biphenyls Ethers (PBDEs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…
Các sản phẩm sau đây nên có chứng nhận ROHS:
- Đồ gia dụng lớn.
- Đồ gia dụng nhỏ.
- Thiết bị viễn thông và IT.
- Thiết bị tiêu dùng.
- Thiết bị chiếu sáng.
- Dụng cụ điện và điện tử.
- Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí.
- Dụng cụ y khoa.
- Dụng cụ kiểm soát và quan sát.
- Máy chế biến tự động.
- Thiết bị bán dẫn.
Tiêu chuẩn Rohs 2.0 là gì? Điểm khác nhau giữa Rohs 2 và Rohs 1.0?
Tiêu Chuẩn RoHS 2.0 là gì?
Các chất cấm trong ROhs 2:
- Lead (Pb).
- Mercury (Hg).
- Cadmium (Cd).
- Hexavalent chromium (Cr6+).
- Polybrominated biphenyls (PBB).
- Polybrominated diphenyl ether (PBDE).
- Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP).
- Butyl benzyl phthalate (BBP).
- Dibutyl phthalate (DBP).
- Diisobutyl phthalate (DIBP).
RoHS 2 khác RoHS 1 ở điểm nào?
- So với RoHS 1 thì RoHS 2 không có thay đổi nhiều. Các chất bị hạn chế được giữ nguyên.
- RoHS 1 thì sản phẩm không cần thiết phải đặt dấu nhãn màu xanh lá cây. Do dấu tiêu chuẩn CE đã bao gồm tiêu chuẩn RoHS. Đối với RoHS 2 yêu cầu phải có tích nhãn màu xanh trên mỗi thiết bị song song với tiêu chuẩn CE.
- Trong các thiết bị y tế có thêm 8 loại chất động hại được thêm vào. Đối với dụng cụ kiểm soát và giám sát cũng có thêm 9 loại chế bị hạn chế khi sản xuất.
- RoHS 2 lưu trữ hồ sơ để tuân thủ, các hồ sơ cần được lưu giữ tới 10 năm.
- Hồ sơ của RoHS 2 đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu; phân phối tuân thủ đúng tiêu chuẩn RoHS; Phải tự báo cáo khi không tuân thủ.